• Gợi ý từ khóa: Đèn năng lượng, Pha led, Led dân dụng, Led trang trí, Led sân khấu, Linh kiện led, Pin năng lượng

Hướng dẫn lắp tấm pin năng lượng

1. Hướng Dẫn Cách Lắp Đặt Hệ Thống Pin Năng Lượng Mặt Trời
Để lắp hệ thống pin năng lượng mặt trời hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn và hoạt động tốt không hề khó. Điều quan trọng là cần biết những nguyên tắc cơ bản cách lắp đặt pinbiến tấn năng lượng mặt trời đảm bảo được những yêu cầu kỹ thuật trong quá trình thi công.

Hôm nay HUTIMEX GROUP sẽ hướng dẫn cách lắp pin mặt trời áp mái cho hộ gia đình, phần nào giúp Quý khách hàng nếu muốn có thể tự lắp hệ thống pin mặt trời tại nhà.

 

 

Hệ thống điện năng lượng mặt trời gồn các chi tiết trên

Tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam hiện rất thịnh hành và rất mạnh nên sẽ có nhiều công ty Điện mặt trời được mở ra và yêu cầu chính là cách lắp đặt của các công ty Điện mặt trời đối với chủ đầu tư

1.1 Không nên lắp đặt pin mặt trời khi thời tiết xấu
Để đảm bảo được an toàn cho người lắp đặt cũng như các tấm pin mặt trời thì Quý khách hàng không nên lắp đặt trong điều kiện thời tiết xấu như mưa lớn, gió to, bão… Vì khi lắp đặt pin mặt trời trong điều kiện thời tiết xấu thì có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động cao như: trượt chân, mất thăng bằng… Ngoài ra các tấm pin, thiết bị có thể bị chập điện, hư hỏng…

 

 

Tấm pin áp mái nhà

1.2 Đảm bảo mái nhà hoặc mặt bằng lắp tấm pin phải được gia cố chắc chắn.
Mái nhà hoặc mặt bằng lắp tấm pin phải đủ diện tích lắp đặt. Mái nhà hoặc mặt bằng lắp tấm pin là yếu tố vô cùng quan trọng để lắp đặt hệ thống pin mặt trời, nó có chức năng đỡ các tấm pin, là nơi để các người thi công di chuyển, lắp đặt pin mặt trời.

 

Tấm pin áp mái nhà - khi thi công

 

Việc có 01 mái nhà kiên cố, chắc chắn, rộng rãi giúp quá trình thi công trở nên an toàn và nhanh chóng hơn.

1.3 Đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, các biện pháp an toàn khi lắp đặt
Nếu muốn tự lắp đặt
hệ thống pin năng lượng mặt trời tại nhà, Quý khách hàng nên trang bị cho mình những kiến thức về kỹ thuật cơ bản để quá trình thi công trở nên dễ dàng hơn, hệ thống hoạt động bình thường.

Ngoài ra cần trang bị cho mình những đồ dùng bảo hộ như áo quần, nón, găng tay, dây cột… Các thiết bị chuyên dụng để thi công lắp đặt hệ thống điện mặt trời.

1.4 Thiết bị đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn
Kỹ thuật lắp đặt tốt sẽ không có tác dụng khi sản phẩm 
pin NLMT không đảm bảo chất lượng. Bởi vì chất lượng và hiệu suất của hệ thống được quyết định bằng sản phẩm có đạt tiêu chuẩn hay không. Việc sử dụng pin NLMT chất lượng và đảm bảo sẽ giúp hệ thống được hoạt động 01 cách ổn định, đem lại hiệu suất cao nhất.

Ngoài ra việc sử dụng thiết bị có chất lượng tốt giúp tăng tuổi thọ của hệ thống, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, thay mới.

2. Kiểm định chất lượng pin đảm bảo trước khi lắp đặt
2.1 Khảo sát mặt bằng chung, tính toán kích thước
Hệ thống công suất bao nhiêu tuỳ thuộc vào 2 yếu tố đó là kinh tế và diện tích lắp đặt. Trước khi lắp đặt hệ thống pin mặt trời Quý khách hàng nên khảo sát xem không gian có đủ diện tích để lắp các
tấm pin không.

Khuyến cáo nên lắp tấm pin nằm nghiêng đối diện với mặt trời để đạt được hiệu suất cao nhất. Đảm bảo không gian tấm pin không có bóng râm, vật che… Như thế sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của tấm pin và hiệu suất của hệ thống.

2.2 Cách lắp pin mặt trời –  Hệ thống giá đỡ

 

Thanh rail ghép các tấm pin

 

Hệ thống giá đỡ gồm các thanh rail pin mặt trời bằng nhôm. Các thanh rail nhôm chuyên dụng giúp cố định toàn bộ hệ thống pin mặt trời trên mái nhà. Khung lắp đặt pin mặt trời được sử dụng trên các mái nhà dốc phải xác định gốc nghiêng để tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Một hệ thống giá đỡ được sử dụng trong lúc lắp đặt để cho phép Quý khách hàng đặt tấm pin ở bất kỳ vị trí nào mình muốn.

Nên sử dụng keo dính mái nhà, nơi khoan và đính các ốc vít vào mái nhà để gắn khung hay giá đỡ để nước mưa không thể rò rỉ thông qua các lỗ trên mái nhà của bạn.

 

Lắp đặt thanh rail cho pin mặt trời

Các chi tiết để cố định tấm module trên khung

2.3 Kết nối các tấm pin năng lượng mặt trời

Sau khi hoàn thiện hệ thống khung giá đỡ, tiếp theo bạn cần gắn các tấm pin mặt trời bằng cách đặt lên các khung giá đỡ pin mặt trời và cố định chắc chắn chúng trên đó. Đảm bảo rằng chúng được cố định chắc chắn không bị trượt ra khỏi các mái nhà rất dốc, khi gió to, mưa lớn.

Sau đó, Việc cuối cùng là đấu nối các tấm pin lại với nhau theo cách bạn muốn chúng sản xuất ra năng lượng. Thông thường sẽ có 2 cách nối:

2.3.1 Đấu nối tiếp

Đấu nối tiếp

Đấu nối các tấm pin mặt trời với nhau theo mạch nối tiếp mục đích để tăng tổng điện áp hệ thống. Để nối dãy các tấm pin với nhau, bạn kết nối thiết bị đầu cuối dương với cực âm của mỗi tấm pin kế tiếp cho tới khi bạn còn lại với cùng một đầu dương và âm duy nhất .

Ví dụ: Ta cho 4 ắc quy 12V đấu nối tiếp với nhau, thì tổ hợp ắc quy đó sẽ tạo ra mức điện áp là 12 + 12 + 12 + 12 = 48V. Trong một mạch nối tiếp, cường độ dòng điện sẽ là như nhau.

Vậy nếu chúng ta sử dụng pin 12V/100Ah thì tổ hợp 4 pin mắc nối tiếp này sẽ là 48V/100Ah. Tương tự nếu chúng ta có 4 tấm pin mặt trời có điện áp định danh 17V và được đánh giá 5 ampe (A), thì khi nối tiếp 4 tấm pin sẽ có mạch là 68V/5A.

 

2.3.2  Đấu song song

Đấu song song

Đấu nối các tấm pin mặt trời với nhau theo mạch mắc song song mục đích để tăng tổng công suất hệ thống.  Để nối song song dãy các tấm pin với nhau, Quý khách hàng kết nối cực dương của tấm pin với cực dương của mỗi tấm pin kế tiếp và đầu âm với cực âm của mỗi tấm pin kế tiếp. .

Trong mạch đấu song song, điện áp luôn được giữ nguyên và giá trị cường độ dòng điện của mạch sẽ bằng tổng cường độ dòng điện của tất cả các thiết bị.

Ví dụ: Ta đấu nối 2 ắc quy 12V/100Ah song song với nhau, lúc này điện áp vẫn sẽ là 12V nhưng đánh giá cường độ dòng điện lúc này là 100 + 100 = 200Ah. Tương tự, nếu kết nối song song 2 tấm pin 12V/5A thì hệ thống sẽ tạo ra dòng điện 17V/10A.

 

Tuỳ theo mục đích sử dụng mà Quý khách hàng có cách đấu nối khác nhau. Mỗi kiểu sẽ có những tác dụng và nguyên lý khác nhau. Nên cẩn trọng trong quá trình lắp đặt.

3. Tính toán nhu cầu tải  trong mỗi ngày

  • Trước khi chọn mua các thiết bị trên, bạn cần phải tính toán nhu cầu tải điện mà bạn cần là bao nhiêu, và các thiết bị tải đó chạy bao lâu trong một ngày… Việc tính toán tương đối đơn giản.

  • Xác định xem có những thiết bị nào cần tải (quạt máy, đèn chiếu sáng, Tivi…) và thời gian bạn sử dụng chúng trong mỗi ngày là bao lâu (giờ).

  • Xem thông số kỹ thuật của các thiết bị đó để nắm được công suất vận hành của chúng.

  • Tính toán lượng kWh (hoặc Wh) dựa vào công suất và thời gian vận hành của từng thiết bị điện đó. Ví dụ: Bạn sử dụng 10 cái đèn huỳnh quang công suất 10W chiếu sáng trong vòng 5 giờ, thì lúc đó lượng điện tiêu thụ sẽ là 10 x 10W x 5 giờ = 500Wh (watt-giờ).

  • Tính tổng lượng điện tiêu thụ: Tương tự như đèn huỳnh quang, hãy dùng cách đó để tính điện tiêu thụ cho tất cả các thiết bị còn lại, sau đó cộng chúng lại với nhau. Ví dụ: bạn sử dụng thêm 1 chiếc tivi 75W 2 tiếng mỗi ngày, 2 chiếc quạt 55W 8 tiếng mỗi ngày => Tổng lượng tiêu thụ của 3 thiết bị là (75 x2) + (2x 110x8) + (10 x 10 x 5 ) ==>> 150 + 880 + 500 = 1530Wh mỗi ngày

  • Bạn cần xem xét để trừ hao 30% năng lượng có thể bị thất thoát trong hệ thống. Do đó, tổng lượng điện mặt trời tiêu thụ mỗi ngày sẽ là 1530 x 1,3 ≈ 1.989Wh.

  • Như vậy, là chúng ta đã cùng nhau hoàn thành phần tính toán nhu cầu tải điện. Tiếp theo, chúng ta sẽ lựa chọn các thành phần phù hợp với yêu cầu tải đó.

 

4. Cách Lựa chọn tấm pin năng lượng mặt trời
Pin mặt trời chuyển đổi ánh nắng mặt trời thành điện năng dưới dạng dòng điện một chiều (DC). Chúng thường có các loại phổ biến là pin mặt trời đơn tinh thể (mono), pin năng lượng mặt trời đa tinh thể (poly) và một loại ít được sử dụng là pin màng mỏng. Xét 2 loại thường được sử dụng cho các hệ thống năng lượng mặt trời, thì pin Mono có hiệu quả chuyển đổi tốt hơn Poly, tuy nhiên chúng có giá đắt hơn.

Phân biệt tấm pin mono và Poly

Điều kiện thử nghiệm tiêu chuẩn (STC) của các tấm pin mặt trời là bức xạ 1000W/m², quang phổ mặt trời AM 1.5 và nhiệt độ mô-đun ở 25°C.

Kích thước tấm pin năng lượng mặt trời sẽ được lựa chọn dựa trên khả năng sạc đầy pin (ắc quy) trong thời gian một ngày.

Trong suốt 12 tiếng ban ngày, ánh sáng mặt trời phân bổ không đồng đều qua từng thời điểm, nó cũng thay đổi tùy vào vị trí địa lý của bạn. Tại Việt Nam, số giờ nắng ở miền bắc chỉ khoảng 3 – 4 giờ trong khi miền nam có thể 4 – 6 giờ mỗi ngày. Do đó ở bài hướng dẫn này, chúng ta sẽ lấy con số trung bình để giả sử là 4 giờ nắng mỗi ngày.

Bạn có thể xem chi tiết số giờ nắng của địa phương mình, trong bài viết về bức xạ mặt trời của chúng tôi.

Tổng công suất của mảng pin năng lượng mà ta cần sẽ là 1600Wh / 4 = 400W. Với mức công suất này bạn có thể lựa chọn 4 tấm pin 100W hoặc đơn giản là lựa chọn 1 tấm pin năng lượng mặt trời 400W.

 

5. Cách Lựa chọn bình ắc quy năng lượng mặt trời
Đầu ra của các tấm pin mặt trờidòng điện một chiều (DC). Tuy nhiên, điện mặt trời chỉ có thể tạo ra vào ban ngày. Chính vì vậy, nếu bạn muốn sử dụng điện mặt trời vào ban đêm thì chúng ta cần có một thiết bị để lưu trữ, và đó là ắc quy điện mặt trời.

Ắc quy lưu trữ

Chúng ta không thể chỉ lắp đặt hệ thống điện mặt trời mà không có nơi lưu trữ điện, bởi vì 2 vấn đề sau:

Hầu hết các thiết bị khi vận hành đều cần một nguồn điệnđiện áp định mức ổn định, nhưng dòng điệntấm pin tạo ra sẽ có điện áp thay đổi theo bức xạ mặt trời.
Bạn không thể cung cấp
điện cho các thiết bị vận hành vào ban đêm nếu không có ắc quy lưu trữ điện.
Có nhiều loại
pin lưu trữ điện mặt trời khác nhau. Ắc quy ô tô cũng được thiết kế để lưu trữ dòng điện DC nhưng chúng lại không có khả năng xả sâu nên không được ứng dụng trong năng lượng mặt trời. Ắc quy năng lượng mặt trời axit chì có chu kỳ xả sâu, cho phép xả một phần và xả chậm. Do đó pin axit chì là lựa chọn hoàn hảo cho hệ thống điện mặt trời độc lập.

Ngoài ra, Pin Ni-MHpin Lithium-ion cũng được sử dụng nhiều trong các ứng dụng năng lượng mặt trời nhỏ.

6. Tính toán và lựa chọn ắc quy
Dung lượng của pin được đánh giá theo Ampe-giờ (Ah).
Công suất =
Điện áp x Cường độ dòng điện.
Năng lượng (
Wh) = Điện áp (V) x Cường độ dòng điện (A) x Thời gian (giờ).
Điện áp
pin = 12V (vì hệ thống trong ví dụ này là 12V).
Dung lượng pin = Tải / Điện áp = 1600 / 12 = 133,3
Ah.
Trên thực tế chúng ta cần tính toán mức hao mòn
pin là 15%. Vậy nên, dung lượng pin cần thiết là 133,3 : 0.85 ≈ 157 Ah.
Để
pin duy trì được tuổi thọ tốt hơn, chúng ta không nên để chúng xả ở mức tối đa (100%). Đối với pin axit-chì ngập nước chỉ nên xả 60% (độ xả sâu – DOD).
Vậy chốt lại,
dung lượng pin cần thiết cho ví dụ này sẽ là 157 : 0.6 ≈ 262 Ah (có thể sử dụng ắc quy 300Ah có sẵn trên thị trường).

 

7. Lựa chọn điều khiển sạc pin năng lượng mặt trời
Bộ điều khiển sạc pin năng lượng mặt trời là một thiết bị được đặt giữa tấm pin và ắc quy. Nó làm nhiệm vụ điều chỉnh điện áp và cường độ dòng điện đến từ các tấm pin của bạn. Nó được sử dụng để duy trì điện áp sạc thích hợp cho pin lưu trữ. Khi điện áp đầu vào từ tấm pin tăng lên, điều khiển sạc sẽ điều chỉnh sạc cho acquy để ngăn chặn việc sạc quá mức.

Thông thường, các hệ thống điện năng lượng mặt trời không hòa lưới sử dụng pin sạc 12V. Tuy nhiên, tấm pin mặt trời có thể cung cấp điện áp cao hơn nhiều so với yêu cầu của ắc quy (chẳng hạn pin mặt trời 400W có điện áp định danh lên đến 41.7V). Về bản chất, khi chuyển đổi điện áp dư thành cường độ dòng điện, điện áp sạc có thể được giữ ở mức tối ưu trong khi thời gian cần thiết để sạc đầy được giảm. Điều này cho phép hệ thống điện mặt trời hoạt động ổn định và tối ưu.

Các kiểu điều khiển sạc pin mặt trời
Có 2 dòng điều khiển sạc phổ biến được ứng dụng cho ngành năng lượng mặt trời là PWM (điều chế độ rộng xung) và MPPT (theo dõi mức công suất tối đa). Trong 2 loại điều khiển sạc này, MPPT có giá đắt hơn nhưng đổi lại chúng lại có hiệu quả tốt hơn. Vậy nên, bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 tùy sở thích của mình.

8. Tính toán và lựa chọn điều khiển sạc năng lượng mặt trời
Vì hệ thống theo ví dụ này là 12V nên chúng ta cần lựa chọn điều khiển sạc 12V.
Cường độ dòng điện = Công suất đầu ra của tấm pin / Điện áp = 400W / 12V = 33.3A.
Chúng ta cũng cần mở rộng ra 20%, do đó điều khiển sạc mà chúng ta cần sẽ có số liệu ampe là 33.3 x 1.2 ≈ 40A
Như vậy trong trường hợp này, chúng ta sẽ lựa chọn bộ điều khiển sạc pin 12V/40A.
Nếu bạn muốn tối ưu chi phí lắp đặt thì bạn có thể lựa chọn điều khiển sạc PWM, còn nếu bạn muốn hệ thống vận hành hiệu quả hơn thì có thể lựa chọn loại điều khiển sạc năng lượng mặt trời tốt nhất có thể.

9. Lựa chọn biến tần năng lượng mặt trời
Pin năng lượng mặt trời (PV) tiếp nhận bức xạ mặt trời và chuyển đổi chúng thành điện năng và đây là dòng điện một chiều (DC). Dòng điện DC này sau đó cần được chuyển đổi thành dòng điện xoay chiều AC (để phù hợp với phần lớn các thiết bị điện gia dụng) thông qua một thiết bị gọi là inverter năng lượng mặt trời.

Các kiểu biến tần
Sóng vuông (Square Wave).
Sóng hình sin đã điều chỉnh (Modified Sine Wave).
Sóng sin chuẩn (Pure Sine Wave).
Inverter sóng vuông rẻ nhất trong 3 loại nhưng không phù hợp cho tất cả các thiết bị. Đầu ra của biến tần sóng sin đã điều chỉnh cũng không phù hợp với một số thiết bị nhất định, đặc biệt là những thiết bị điện dung và điện từ như tủ lạnh, lò vi sóng và hầu hết các loại động cơ. Biến tần sóng sin đã điều chỉnh thường hoạt động với hiệu suất thấp hơn inverter sóng sin chuẩn.

Vì vậy, theo ý kiến cá nhân HUTIMEX GROUP bạn nên lựa chọn các inverter sóng hình sin chuẩn. Inverter có 2 loại là hòa lưới và độc lập. Tất nhiên ở hướng dẫn này chúng ta sẽ lựa chọn biến tần độc lập.

10. Lựa chọn inverter
Xếp hạng công suất của inverter cần lựa chọn phải bằng hoặc cao hơn tổng tải (cao điểm nhất) tính bằng watt (W).

Bộ inveter

Trong trường hợp của chúng ta ở hướng dẫn này, tải tối đa tại thời điểm bật tất cả các thiết bị (4 đèn 10W, 1 tivi 75W, 2 quạt 55W) là 4 x 10 + 75 + 2 x 55 = 225W. Như vậy chúng ta có thể lựa chọn một biến tần 300W.

Vì hệ thống của chúng tôi là 12V, nên chúng ta sẽ lựa chọn một inverter năng lượng mặt trời 300W 12V/220V/50HZ

 

11. Lựa chọn dây cáp điện mặt trời
Dòng điện được tạo ra từ pin mặt trời trên đường đến ắc quy sẽ có tổn thất nhỏ. Mỗi loại cáp điện sẽ có mức điện trở riêng (Ω). Việc tổn thất này ít hay nhiều là do chất lượng dây cáp nối.

V = I x R (Ở đây V là điện áp trên cáp, R là điện trẻ và I là cường độ dòng điện).

Điện trở (R) của cáp phụ thuộc vào 3 tham số sau:

  • Độ dài dây cáp: Cáp dài hơn, điện trở sẽ cao hơn.

  • Kích thước (diện tích mặt cáp): Kích cỡ dây cáp càng lớn thì điện trở càng nhỏ.

  • Chất liệu làm cáp: Đồng hoặc nhôm. Dây đồng có điện trở kháng thấp hơn dây nhôm.

Trong hướng dẫn này, HUTIMEX GROUP đề xuất sử dụng cáp đồng thích hợp hơn.

Lưu ý: Cấp điện áp của dây cáp phải phù hợp với điện áp của tối đa của hệ thống pin mặt trời.

12. Lựa chọn loại dây cáp hỗ trợ phù hợp cho inverter và ắc quy
Một điều rất quan trọng là bạn phải sử dụng loại cáp thích hợp cho biến tần và ắc quy của bạn. Nếu lựa chọn cáp không phù hợp có thể dẫn đến việc biến tần của bạn không hỗ trợ tải full và bị quá nhiệt, thậm chí đây còn là nguy cơ hỏa hoạn tiềm ẩn. Điều này cực kỳ quan trọng có thể gây nguy hiểm nên nếu bạn không chắc chắn hay liên hệ với một thợ điện có chuyên môn để nhờ tư vấn và hỏi bất cứ câu hỏi nào mà bạn muốn:

Inverter của bạn có công suất bao nhiêu?
Điện áp DC ắc quy của bạn là bao nhiêu?
Bây giờ hãy chia công suất biến tần cho điện áp ắc quy của bạn, việc này sẽ cung cấp cho bạn mức cường độ dòng điện tối đa cho dây cáp của bạn.
Ví dụ:

Cường độ dòng điện (A) = Công suất (W) / Điện áp (V)

Ở đây ta ví dụ xét 1 biến tần 300W được kết nối với ắc quy 12V.

Cường độ dòng điện = 300W / 12VDC = 25A.

Vì vậy, 25A là dòng điện tối đa mà cáp cần hỗ trợ được để cung cấp đúng dòng điện cho biến tần. Bạn có thể lựa chọn loại dây cáp 30A có sẵn trên thị trường.

Lưu ý: Đối với khoảng cách trên 10 feet (≈ 3m), sự sụt áp trên cáp sẽ xảy ra do điện trở thông qua hệ thống dây điện. Nếu bạn cần chạy dây cáp dài hơn 10 feet, bạn nên chọn loại cáp có kích thước lớn hơn để bù đắp cho việc mất điện áp.

 

Trên đây HUTIMEX GROUP  đã hướng dẫn cách lắp hệ thống pin năng lượng mặt trời áp mái cho những ai muốn tự lắp tại nhà. Hy vọng những chia sẽ này sẽ giúp Quý khách hàng có thêm kiến thức và hiểu biết để tự mình lắp đặt.

Nên chọn công ty nào lắp điện năng lượng mặt trời?

Đây là câu hỏi được nhiều chủ đầu tư quan tâm nhất. Hiện tại có nhiều công ty lắp đặt điện mặt trời  trên toàn quốc. Để Lắp đặt điện năng lượng mặt trời cần yêu cầu kỹ thuật cao, hiểu biết chuyên môn về Điện mặt trời.

HUTIMEX GROUP  là công ty năng lượng mặt trời với nhiều năm kinh nghiệm lắp điện mặt trời hòa lưới tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Chúng tôi chuyên lắp đặt điện mặt trời, điện mặt trời hòa lưới, Hệ thống điện năng lượng mặt trời, điện mặt trời cho gia đình và doanh nghiệp giá rẻ uy tín nhất. Chúng tôi chuyên cung cấp đèn năng lượng mặt trời hàng đầu Việt Nam với uy tín và chất lượng đã được khẳng định.

Vì sao nên chọn HUTIMEX GROUP?

Đội ngũ kỹ thuật lâu năm, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực lắp đặt điện năng lượng mặt trời. Hiểu được tất cả các hệ thống điện năng lượng mặt trời, cách lắp pin mặt trời rất quan trọng

HUTIMEX GROUP là công ty chuyên cung cấp tấm pin năng lượng mặt trời và biến tần tại TP.HCM… Nên các gói lắp đặt điện mặt trời sẽ có giá tốt nhất.

Chúng tôi sẵn sàng tư vấn nhiệt tình nếu Quý khách hàng chưa hiểu,

Chế độ bảo hành định kỳ hệ thống điện mặt trời tốt nhất lên đến 20 năm

 

 

 

Bình luận

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
NHÀ CUNG CẤP ĐÈN LED UY TÍN VIỆT NAM
NHÀ CUNG CẤP ĐÈN LED UY TÍN VIỆT NAM
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn